QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH-NHỮNG NGUYÊN TẮC BẬC THẦY TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
“Kiếm tiền đã khó, giữ tiền lại càng khó hơn”, bạn có thể là một người xuất sắc trong công việc, tuy nhiên nếu bạn không phải là người giỏi quản lý tài chính thì bạn mãi chạy theo tiền và làm việc cật lực mà không được hưởng thành quả xứng đáng. Xã hội ngày càng phát triển và nền kinh tế biến động liên tục vì vậy rủi ro tài chính luôn luôn hiện hữu với mọi người. Vậy làm sao để bạn có thể kiểm soát được rủi ro tài chính hay nói cách khác là Quản trị rủi ro tài chính thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những Nguyên tắc Quản trị rủi ro tài chính của các bậc thầy về đầu tư, về tài chính của thế giới.
Bạn không cần phải có IQ lên đến 140 mới trở thành nhà đầu tư xuất sắc đó là câu nói của huyền thoại nổi tiếng Warren Buffett. Vâng trong đầu tư thì cái quan trọng nhất là IQ mà là sự tuân thủ kỷ luật và những nguyên tắc và trong chương trình bản đồ tài chính ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên tắc Quản trị rủi ro tài chính của các Bậc thầy về quản trị rủi ro.
1. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Quản trị rủi ro là gì? Đó là một phương thức kinh doanh nhằm xác định, đánh giá và đo lường các các sự kiện rủi ro có khả năng tác động đến doanh nghiệp để từ đó ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà chúng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cuối cùng đưa ra các hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
Quản trị rủi ro tài chính là gì? Ở một khía cạnh hẹp hơn, Quản trị rủi ro tài chính là công việc xác định, nhận diện, dự phòng và đo lường những rủi ro tài chính, rủi ro về quản lý vốn, rủi ro về dòng tiền trong doanh nghiệp hoặc tổ chức để từ đó ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà chúng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cuối cùng đưa ra các hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
Rủi ro là một sự kiện tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
Thực tế cho thấy rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà các mối đe dọa liên tục được ngụy trang và mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền văn minh nhân loại càng phát triển, các hoạt động của con người càng phức tạp và đa dạng thì các mối đe dọa đối với con người, với tài sản, với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng trở nên đa dạng hơn. Mỗi ngày, những hình thức nguy hiểm mới xuất hiện chưa từng thấy trước đây. Nghiên cứu rủi ro, xác định rủi ro sẽ giúp bạn quản trị rủi ro tốt hơn.
2. BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẬC THẦY QUẢN TRỊ RỦI RO
Khóa học “Bản đồ tài chính” sẽ cung cấp cho bạn 03 nguyên tắc Quản trị rủi ro tài chính vô cùng hữu ích, giúp bạn giữ vững được sự nghiệp và các khoản đầu tư của mình dưới bất kì giông bão nào của thị trường.
Nguyên tắc 1: Xác định được số lỗ tối đa
Trước khi bắt đầu một phương án kinh doanh, một vụ đầu tư nào đó chúng ta phải xác định được khi chúng ta rót vốn vào dự án này thì khoản lỗ tối đa mà chúng ta phải gánh chịu là bao nhiêu? Đây là câu hỏi quan trọng phải làm đầu tiên trước khi chúng ta thực hiện bất kì dự án kinh doanh nào.
Tại sao điều này lại quan trọng? Tâm lý con người chúng ta trước khi đầu tư chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không nghĩ đến rủi ro và khi chỉ nghĩ đến lợi nhuận thì chúng ta bị lợi nhuận làm cho mất hết tỉnh táo và chúng ta đầu tư theo cảm xúc, chúng ta đầu tư vượt quá khả năng hiểu biết, vượt quá khả năng tài chính của chúng ta và khi thua lỗ thì cơ hội gượng dậy cho chúng ta là không còn nữa. Chúng ta rơi vào trạng thái hoảng loạn và kết cấu tài chính của chúng ta đổ vỡ, đẫn đến phá sản.
VD: Hai vợ chồng có 500 tr. Thu nhập của 2 vợ chồng 1 tháng là 50 tr. Tiền dành dụm tiết kiệm hàng tháng là 10 tr. Có anh bạn môi giới đất, báo chỗ này đang sốt, mua đi sang tay là kiếm lời được ngay.
Lô đất trị giá theo giá đang giao dịch là 3 tỷ. Hai vợ chồng bàn bạc dùng số tiền tiết kiệm để đầu tư, quyết đổi đời do cơ hội ko thể tốt hơn được nữa. Hai vợ chồng có 500 tr rồi còn thiếu 2500 tr nữa. Vay ngân hàng 500 tr (dùng phần thu nhập dôi ra hàng tháng để trả nợ). Vậy là còn thiếu 2 tỷ, vay anh em họ hàng khoảng 1 tỷ. Còn 1 tỷ nữa vay tạm bên tín dụng đen với lãi suất 10%/tháng, chắc khoảng một tháng là bán xong đất, lãi đôi tỷ thừa sức trả nợ.
Nhưng đời đâu như là mơ, mua xong đất xuống ko phanh, ko có người giao dịch, sau 6-7 tháng cắt lỗ 50% vẫn ko ai mua. Nợ ngân hàng 500 tr, nợ xã hội đen 1 tỷ với lãi suất 100 tr/tháng, rồi lãi mẹ đẻ lãi con. Sau 6-7 tháng số nợ xã hội đen đã lên tới cả gần 2 tỷ. Chính thức vỡ nợ, sinh ra túng quẫn, còn mất luôn việc, và hàng nghìn thứ kéo theo để bỏ trốn….
=> KL: Bạn ko xác định được số lỗ tối đa và bị kẹt trong phương án của chính bạn. Khi bạn xác định được lỗ tối đa khi đầu tư vụ đất này bạn còn dám đầu tư không. Bạn phải luôn rủi ro của tôi là như thế nào? Nếu rủi ro xảy ra liệu nó có nằm trong sức chịu đựng của tôi không? Đây là nguyên tắc quan trọng trả lời cho câu hỏi: “Quản trị rủi ro là gì?”.
Nguyên tắc 2: Không nên để trứng cùng vào một rổ
Đây là nguyên tắc căn bản của đầu tư, vì đầu tư là một cuộc chơi khi chúng ta chỉ có thể nói là xác suất thành công của chúng ta ở mức cao hay mức thấp mà không ai có thể nói tôi chắc chắn thành công 100%. Chính vì vậy nguyên tắc tối quan trọng của quản trị rủi ro là không để trứng vào cùng một rổ để chúng ta chia sẻ rủi ro.
VD: Bài học cuộc sống chúng ta đã gặp rất nhiều người, nhiều người chỉ đầu tư có chứng khoán, cắm nhà cắm cửa, đầu tư vào đến lúc thị trường đi xuống, trở tay ko kịp bị các công ty ép bán chứng khoán giải chấp call margin và mất hết tiền, mất nhà, gánh nợ, mất việc rồi bỏ trốn…tương tự đất đai cũng vay đầu tư vào các dự án sốt ảo, mất hết tiền của mấy chục năm tích cóp, rồi coin, mua theo các dự án coin, giá giảm hàng trăm lần hoặc ko có giao dịch.
Bạn có 10 tỷ, vay thêm 10 tỷ nữa mua một ngôi nhà mặt phố 20 tỷ. Có rủi ro nào ở đây ko ạ? Toàn bộ tài sản tích cóp bạn đã dồn vào ngôi nhà này, có phải rủi ro ko ạ? Đường Quy hoạch vào lấy hết ngôi nhà của bạn, mở đường đền bù theo giá nhà nước, giá nhà bây giờ còn 5 tỷ, bạn nhận đền bù 5 tỷ, trả nợ vẫn còn 5 tỷ có phải mất hết ko ạ. Đất đai là cái chắn nhất mà còn ko phải vĩnh viễn thì bạn nên chia trứng vào nhiều rổ, ngôi nhà của bạn một ngày biến thành hố tử thần sâu 100m, vậy bạn còn đất, còn nhà ko? Ngôi nhà của bạn bên bờ sông, sạt lở đất xuống sông vậy bạn còn đất ko?
Nguyên tắc 3: Khi tôi thua lỗ cuộc sống của tôi có còn như trước không?
Chúng ta đều dự tính là khi chúng ta thua lỗ, thì chúng ta vẫn có công việc, vẫn còn cái này cái kia. Nhưng con người là một sinh vật có cảm xúc, ko phải robot. Vậy nếu bạn ko lường trước được hậu quả của thua lỗ thì bạn ko nên đầu tư vì khi thua lỗ hậu quả xảy ra với bạn lớn hơn bạn tưởng rất nhiều. Bạn bị sức ép gia đình, sức ép chủ nợ, công việc chính ko hiệu quả, ảnh hưởng đến công việc của bạn, có khi còn mất việc, đã khó khăn tài chính rồi lại các khó khăn hơn và khi một bánh răng bị vỡ nó sẽ khiến cả cỗ máy của bạn bị hỏng và vòng xoáy nợ nần sẽ nhấn chìm bạn.
Hy vọng bài viết về Quản trị rủi ro tài chính? Những nguyên tắc của các Bậc thầy về quản trị rủi ro sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình chinh phục sự tự do và thịnh vượng tài chính của mình. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong chương trình “Bản đồ tài chính“:
Hãy gia nhập Học viện NLP Việt Nam với chúng tôi:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy) đã tiên phong hợp tác cùng Hiệp Hội ABNLP Hoa Kì để đưa chương trình NLP nguyên chủng về Việt Nam. Đến nay Học viện NLP Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm ngàn học viên trên khắp cả nước và được đánh giá là một chương trình phát triển con người mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Bạn hãy trải nghiệm và ứng dụng chương trình Bản đồ tài chính đặc biệt vào cuộc sống! Đồng hành cùng Trainer-Thạc sĩ Lê Ngọc Quân. Nhà đồng sáng lập của Học viện NLP Việt Nam.
BẠN THỰC SỰ MUỐN THAY ĐỔI:
Học viện NLP Việt Nam (Vietnam NLP Academy)
Hotline: 0969.188.880
Website: hocviennlpvietnam.vn
Địa chỉ: Số 189 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội