V-A-K-Ad Nhận diện tính cách bằng Mẫu chuyển động mắt-Kỹ thuật NLP

V-A-K-Ad Nhận diện tính cách bằng Mẫu chuyển động mắt-Kỹ thuật NLP

V-A-K-Ad Nhận diện tính cách- Quan sát Mẫu chuyển động mắt NLP

Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn một công cụ vô cùng hữu ích và mạnh mẽ của NLP trong việc nhận biết tính cách của đối tượng mà chúng ta đang giao tiếp. Đó chính là kỹ thuật V-A-K-Ad Nhận diện tính cách– Mẫu chuyển động mắt NLP là kỹ thuật vô cùng quan trọng của NLP.

Khi ta hiểu được cơ chế truy cập thông tin của mắt ta có thể luyện tập để truy cập thông tin nhanh hơn, tăng khả năng phản xạ của chúng ta đang giao tiếp. Ngoài ra nó còn cho chúng ta biết người đối diện đang suy nghĩ như thế nào, họ có đang nói sự thật với chúng ta không. Sau đây là nội dung V-A-K-Ad Nhận diện tính cách

A-V-K-Ad-Nhan dien tinh cach NLP
A-V-K-Ad-Nhan dien tinh cach-Kỹ thuật vô cùng hiệu quả và mạnh mẽ của NLP

Bên trái: Vùng hồi tưởng Bên phải: Vùng xây mới

– Vr: Visual Remembered (Hình ảnh trong quá khứ)

VD: Cái áo bạn mặc ngày hôm qua màu gì? Con mèo nhà bạn màu gì? Tóc của người bạn thân nhất của bạn dài hay ngắn?

– Vc: Visual Constructed (Hình ảnh xây mới)

VD: Bạn trông thế nào sau 10 năm tới? Phòng của bạn trông như thế nào nếu sơn toàn màu đỏ? Hàm răng của bạn trông như thế nào nếu 2 răng cửa màu xanh lá cây.

– Ar: Auditory Remembered (Âm thanh trong quá khứ)

VD: Tiếng chuông điện thoại của bạn nghe thế nào? Giọng mẹ bạn nghe ra sao? Tiếng trống trường nghe như thế nào?

– Ac: Auditory Constructed (Âm thanh xây mới)

VD: Giọng bạn dưới nước nghe như thế nào? Cây đàn violon rơi từ tầng 12 xuống tiếng nghe ra sao? Tiếng giấy nhám cọ vào mặt tivi màn hình phẳng nhà bạn nghe như thế nào

– Ad: Auditory Digital (Độc thoại nội tâm)

Là việc chúng ta tự nói với chính mình VD: Bạn thấy chiếc điện thoại Iphone 11 là đắt hay rẻ? Suy nghĩ của bạn về khóa học này là gì? Bạn hay nói với mình những gì khi bạn gặp điều không may mắn? Bạn hãy đọc thầm 1 bài thơ hay một câu chuyện cười.

– K: Kinaesthetic (Cảm nhận)

VD: Bạn cảm nhận như thế nào khi sờ tay vào lông con mèo? Bạn cảm nhận như thế nào khi cầm viên đá lạnh? Bạn cảm nhận như thế nào khi đi chân trần trên cát?

Luyện tập và quan sát V-A-K-Ad Nhận diện tính cách của đối phương, chúng ta có thể hiểu họ là người có hệ thống tiếp nhận thông tin ưu tiên như thế nào. Bằng việc họ thường xuyên truy cập vào một vị trí nhất định trước khi di chuyển sang vị trí khác. Kỹ thuật NLP nguyên chủng chuẩn ABNLP Hoa Kì sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời! NLP là công cụ tuyệt vời giúp bạn chinh phục mọi mục tiêu trong cuộc sống.

Bài trắc nghiệm V-A-K-Ad Nhận diện tính cách bằng NLP

Thay vì sử dụng V-A-K-Ad Nhận diện tính cách-Mẫu chuyển động mắt NLP, chúng ta sẽ sử dụng bài trắc nghiệm để nhận biết tính cách của chính mình cũng như của người khác.

Bạn thuộc tuýp người Thị giác (Visual), Thính giác (Auditory), Cảm xúc (Kinesthetic) hay Nội tâm (Auditory digital)?

Hãy làm bài test V-A-K-Ad để biết tính cách của bạn thuộc người xử lý thông tin như thế nào và bạn sẽ tiếp nhận thông tin bằng cách nào là tốt nhất.

V-A-K-Ad là gì?

Trước tiên ta hãy tìm hiểu thông tin hệ thống bài test V-A-K-Ad là gì?

V-A-K-Ad là bài kiểm tra nhận diện tính cách của NLP (Neuro-Linguistic Programming). Chúng ta thường xử lý thông tin theo 4 cách riêng biệt, gọi là Thị giác (V), Thính giác (A), Cảm xúc (K) và Nội tâm (Ad). Đây là 4 tính cách cơ bản đại diện cho tính cách con người tiếp nhận thông tin thông qua 5 giác quan và cách điển hình mà chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Khi thông tin đi vào não bộ, nó mang ý nghĩa và hình thành lên trải nghiệm khách quan về thế giới xung quanh. Đây là hình ảnh nhận diện của chúng ta gọi là sự nhận thức. Mặc dùng chúng ta ai cũng sử dụng hệ thống nhận diện này, chúng ta đều có thiên hướng riêng về một tuýp người nào đó, tương tự như chúng ta mỗi người thích một loại đồ ăn riêng.

Theo số liệu thống kê cho thấy rằng ở những nước phát triển, đa số mọi người thường được chia theo tuýp sau:

  • 60% Thị giác
  • 20% Thính giác
  • 20% Tình cảm.

Hãy luôn nhớ những con số này trong đầu nếu bạn muốn kinh doanh thành công. Những người làm quảng cáo, PR hay marketing, họ rất am hiểu về phương pháp tiếp cận, thu hút khách hàng thông qua 5 giác quan, đặc biệt là phương pháp VAK (Thị giác – Thính giác – Cảm xúc)

Theo NLP, hệ thống nhận diện mà chúng ta sử dụng nhiều nhất chính là ngôn ngữ đặc biệt của chúng ta về trải nghiệm và nó bao hàm toàn bộ những quy trình xử lý thông tin trong tư duy, ghi nhớ, tưởng tượng, nhận thức và ý thức. Khi hiểu những điều này rõ hơn, nó giúp chúng ta giao tiếp với chính chúng ta và với người khác tốt hơn; đồng thời, giúp chúng ta kiểm soát nhận thức mọi vấn đề.

Hệ thống nhận diện tính cách mà NLP hướng chúng ta thường sử dụng nhất là:

  1. (V) Thị giác
  2. (A) Thính giác
  3. (K) Cảm xúc
  4. (Ad) Nội tâm
V-A-K-Ad-Mau-chuyen-dong-mat-NLP-Bai-test NLP
V-A-K-Ad Nhận diện tính cách bằng mẫu chuyển động mắt NLP-Bài test thực hành V-A-K-Ad

V-A-K-Ad Nhận diện tính cách là một công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp các nhà quản lý, lãnh đạo, những người làm về bán hàng, marketing giao tiếp hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt hơn… Ngoài ra nó còn giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. V-A-K-Ad Nhận diện tính cách đưa cuộc sống của bạn lên một tầm cao mới.

Người Thị giác (V)

Người thị giác có xu hướng làm mọi việc nhanh hơn dù đó là hành động hay lời nói. Một hình ảnh tốt hơn ngàn lời nói, và người thị giác xử lý thông tin bằng cách mô tả ngôn từ thành hình ảnh trong tâm trí họ. Họ có thể nói cao giọng và có xu hướng ngồi thẳng ở mép ghế, với mắt nhìn thẳng và hay thở nông phía trên phổi.

Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất nhiều và hay đưa tay cao ngang đầu, vung tay trong không khí, rất tự tin mỗi khi giao tiếp. Họ thường có phong cách gọn gàng, có tổ chức và chăm sóc diện mạo kỹ càng. Họ rất thích mọi thứ trông “thật đẹp”, màu sắc đậm rõ ràng sắc nét không lờ nhờ.

Họ khó có thể thể nhớ những chỉ dẫn bằng lời bởi vì tâm trí họ luôn bay bổng. Họ ít khi bị xao nhãng bởi tiếng động. Họ luôn trọng tâm vào mục tiêu và muốn khẳng định bản thân là số 1 trong mọi tình huống. Họ sử dụng hình ảnh để minh họa “Tôi thấy ý của bạn rồi” hay “Tôi đã nhìn thấy bức tranh tổng thể”…

Người Thị giác (V) thường nói nhanh, nghĩ nhanh, viết nhanh. Chữ viết của họ thường cứng và góc cạnh. Ngôn từ họ sử dụng mang tính chắc chắn: “Tôi khẳng định…”, “Tôi tin tưởng…”, “Tôi chắc chắn…”, “Tôi tin rằng…”

  • Thở: Phía trên của phổi
  • Tốc độ nói: Nhanh
  • Nhận diện hình thể: Thông qua bàn tay
  • Những từ hay nói: Nhìn, thấy, xem, chắc chắn, tin tưởng…
  • Nhận diện qua mắt: Hay nhìn lên phía trên, bên trái hoặc bên phải
  • Trang phục: Kín đáo, gọn gàng, biết phối màu sắc + ăn mặc phù hợp hoàn cảnh.
  • Các nhận diện khác: Nói cao giọng, thích các màu sắc đậm và sắc nét, rõ ràng.
  • V-A-K-Ad Nhận diện tính cách là công cụ hữu ích tạo ra cho bạn khả năng giao tiếp vượt trội.

Người Thính giác (A)

Người thính giác thích làm mọi thứ theo nhịp điệu. Họ có giọng nói cao vừa phải. Họ hay nói với chính mình, nói ra miệng hoặc nghĩ trong đầu; họ cũng hay mấp máy môi khi đọc.

Họ thở ở giữa ngực và đôi khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể bằng tay, nhưng không nhiều lắm. Họ có thể nói lại những chỉ dẫn đầy đủ một cách dễ dàng và họ rất dễ bị xao nhãng bởi âm thanh. Khi suy nghĩ, người thị giác hơi nghiêng đầu sang một bên khi nói chuyện, giống như khi họ đang nghiêng đầu nghe điện thoại. Họ nhớ mọi thứ từng bước và có trình tự giống, và thích được chỉ bảo mọi thứ cũng như nghe phản hồi trong giao tiếp.

Người Thính giác (A) có xu hướng sử dụng những ngôn từ như: Điều đó gióng lên tiếng chuông hay điều đó gõ…, và họ quan tâm tới những gì bạn nói. Họ là những người lắng nghe rất tốt, thích âm nhạc và giọng nói. Chữ viết của họ nằm giữa kiểu người thị giác và cảm xúc.

  • Thở: Giữa phổi
  • Tốc độ nói: Trung bình
  • Nhận diện hình thể: Sử dụng tay vừa phải trong giao tiếp
  • Những từ hay nói: Nghe thấy, lắng nghe, nghe như là…
  • Nhận diện qua mắt: Hay nhìn sang hai bên
  • Trang phục: Nhiều sắc màu phối hợp.
  • Các nhận diện khác: Nghiêng đầu khi nói chuyện, luôn là người rất nhiệt tình giao tiếp và rất nhiều ý tưởng.

Người Cảm xúc (K)

Người cảm xúc thường hay thở thấp dưới phổi. Do vậy, bạn có thể thấy bụng của họ phập phồng. Họ thường làm mọi thứ chậm chạp hơn người thị giác và có giọng trầm. Khi họ nói, họ thường dừng lại giữa mỗi câu và họ xử lý mọi thứ khi được chỉ dẫn theo cảm xúc họ có.

Họ phản ứng rất tốt với tiếp xúc và những lời khen bằng hành động. Họ ít sử dụng tay trong giao tiếp và thường đứng sát vào người mà họ nói chuyện. Họ hay dùng như ngôn từ như “Tôi muốn nắm bắt việc này” “Tôi cảm thấy việc này…” Về diện mạo, trông họ rất đứng đắn, chỉn chu và tay họ thường to và chắc mập (vì thế họ cầm nắm mọi thứ tốt).

Họ thích quan tâm tới cảm xúc và nhớ mọi thứ bằng cách bước qua mọi quy trình hoặc là làm trực tiếp. Chứ viết của họ to tròn và có lực nhấn hơn bình thường trên trang giấy.

  • Thở: Dưới phổi
  • Tốc độ nói: Chậm
  • Nhận diện hình thể: Ít khua tay trong giao tiếp nhưng thường thích đụng chạm, dựa dẫm và đứng/ ngồi sát về phía người cùng giao tiếp.
  • Những từ hay nói: Cầm nắm, cảm giác, cảm thấy, thô, ráp, cứng…
  • Nhận diện qua mắt: Hay nhìn xuống dưới
  • Trang phục: Phong cách ăn mặc thoải mái, hơi chút rộng rãi, màu sắc không rõ ràng
  • Các nhận diện khác: Giọng trầm, hay có đoạn dừng khi nói chuyện

Người Nội tâm (Logic) (Ad)

Người nội tâm thường biểu thị tính cách của cả 3 nhận diện trên. Thêm vào đó, họ hay tự nói chuyện với chính mình rất nhiều và họ rất thích cảm nhận mọi thứ để hiểu tường tận những thứ đó.

Họ đánh giá cao tính logic và thích đi vào chi tiết. Họ thường sử dụng những ngôn từ trừu tượng không có liên quan đến bất kỳ giác quan trực tiếp nào. Họ sử dụng những ngôn từ như “Tôi hiểu ý bạn”, “Ước tính là”, “Theo phân tích thì”. Vì các cảm xúc của họ gắn liền với ngôn từ mà họ sử dụng để mô tả nên họ thường ít có cảm xúc gắn liền với kết quả.

  • Thở: Đôi khi dưới phổi
  • Tốc độ nói: Đôi khi chậm
  • Nhận diện hình thể: Khép nép
  • Những từ hay nói: Cảm nhận, hiểu, tính toán, phân tích…
  • Nhận diện qua mắt: Hay nhìn xuống dưới
  • Các nhận diện khác: Thường không có cảm xúc gắn liền với kết quả
  • V-A-K-Ad Nhận diện tính cách là công cụ hữu ích tạo ra cho bạn khả năng giao tiếp vượt trội. Là công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp các nhà quản lý, lãnh đạo, những người làm về bán hàng, marketing giao tiếp hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt hơn. Là công cụ để bạn thiết kế một cuộc đời ngoại hạng (Bánh xe cuộc đời).

V-A-K-Ad Mẫu chuyển động mắt NLP là một công cụ vô cùng hiệu quả của NLP. Nếu bạn liên tục rèn luyện thì sẽ đạt được những kết quả hết sức kì diệu. NHẤN VÀO LINK BÊN DƯỚI ĐỂ DOWNLOAD BÀI TEST V-A-K-Ad:

NHẤN VÀO Ô TRÊN DOWNLOAD BÀI TEST

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *